Trang tin tức

Kỹ thuật phân tích điện giải đồ

01.11.2023

Xét nghiệm điện giải đồ được tiến hành để kiểm tra và theo dõi một số chỉ số cụ thể liên quan đến các bệnh lý về gan, tim mạch, huyết áp… Thông qua kết quả nhận được, người bệnh có thể nắm rõ hơn về tình hình sức khỏe, những bất thường đang gặp phải để thực hiện kế hoạch điều trị hiệu quả.

Chất điện giải là gì?

Chất điện giải là các hóa chất tích điện, thực hiện vai trò kiểm soát chất lỏng và sự cân bằng của axit – bazơ trong cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình điều chỉnh hoạt động của cơ, thần kinh, nhịp tim cùng nhiều chức năng khác. Theo đó, các chất điện giải chính bên trong cơ thể bao gồm:

  • Natri: Natri giúp kiểm soát lượng chất lỏng bên trong cơ thể, hỗ trợ hoạt động của các dây thần kinh và cơ bắp diễn ra thuận lợi.

  • Clorua: Clorua giúp kiểm soát lượng chất lỏng bên trong cơ thể, duy trì lượng máu và huyết áp ở mức ổn định.

  • Kali: Kali có vai trò giúp tim và cơ hoạt động tốt.

  • Bicarbonate: Bicarbonate giúp duy trì sự cân bằng của axit, bazơ trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển carbon dioxide trong máu.

  • Canxi: Canxi tham gia hỗ trợ hệ thống cơ xương, hệ thần kinh và tuần hoàn.

  • Magiê: Magie hỗ trợ chức năng hệ thần kinh và cơ bắp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xương và răng.

  • Phốt phát: Phốt phát tham gia hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của xương, răng, chức năng thần kinh và cơ bắp.

Điện giải đồ là gì? Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm điện giải đồ

Bất kỳ sự mất cân bằng nào xảy ra với một trong các chất này đều là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong đó, những bệnh lý phổ biến nhất thường liên quan đến thận, huyết áp, tim mạch…, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải bao gồm:

  • Bệnh ung thư.

  • Mất nước do không bổ sung đủ chất lỏng, tiêu chảy, nôn nhiều, sốt hoặc đổ mồ hôi. (2)

  • Bỏng.

  • Bệnh tiểu đường.

  • Bệnh tim mạch, suy tim hoặc huyết áp cao.

  • Các bệnh lý liên quan đến thận .

  • Các bệnh về gan.

  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện.

Vì sao cần phải xét nghiệm điện giải đồ?

Xét nghiệm điện giải đồ là một phần quan trọng của kiểm tra sức khỏe định kỳ, giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát hơn về sức khỏe. Trong đó, một số vai trò điển hình có thể kể đến bao gồm:

  • Theo dõi chức năng thận.

  • Theo dõi chức năng gan

  • Kiểm tra tình trạng hydrat hóa hoặc dinh dưỡng nếu lo ngại về tình trạng mất nước hoặc suy dinh dưỡng.

  • Kiểm tra các chất điện giải quan trọng đối với chức năng tim mạch, chẳng hạn như: Kali, Magie, Canxi…

  • Kiểm tra các chất điện giải để đảm bảo não hoạt động khỏe mạnh, điển hình là natri.

  • Theo dõi lượng đường và chất điện giải ở người bị tiểu đường.

  • Xác định nguyên nhân cho một số triệu chứng đáng lo ngại: chán ăn, suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt…

  • Giúp chẩn đoán một số tình trạng y tế cụ thể, chẳng hạn như vấn đề về nội tiết (hormone), bệnh thận hoặc bệnh gan.

Xét nghiệm điện giải đồ là gì

Ngoài ra, xét nghiệm điện giải đồ còn giúp bác sĩ theo dõi mức độ ảnh hưởng của một số loại thuốc đến chưc năng thận và mức điện giải trong cơ thể, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Bumetanide, Hydrochlorothiazide và Chlorthalidone.

  • Thuốc điều trị các vấn đề về nhịp tim: Amiodarone, Digoxin và Procainamide.

  • Thuốc huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin (ARB)…

  • Thuốc chống động kinh: Primidone, Axit valproic…

  • Thuốc kháng nấm.

  • Các phương pháp điều trị ung thư hoặc viêm khớp dạng thấp.

Ý nghĩa các chỉ số điện giải đồ

Phương pháp điện cục chọn lọc ion dựa trên nguyên lí của kỹ thuật đo điện thế (potentiometry), sự chênh lệch điện thế giữa điện cực chuẩn và điện cực chỉ thị tỷ lệ thuận với nồng độ của ion được đo lường. Màng thủy tinh được chế tạo có tính chọn lọc với Na và loại bỏ các cation khác. Màng valinomycin được dùng cho đo lường Ki có thể loại bỏ hiệu quả Na* và các ion nhiễu khác. 

Phương pháp điện cực chọn lọc ion có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp trực tiếp không đòi hỏi pha loãng mẫu, đo lường ion trong nước huyết tương chứ không phải trong tổng thể tích. Vì vậy, các chất hòa tan như lipid, protein khi tăng cao sẽ không ảnh hưởng đến phép đo. Phương pháp gián tiếp chỉ cần một lượng mẫu nhỏ. Khi pha loãng sẽ dựa trên thể tích toàn phần, vì vậy khi lipid máu cao hoặc protein máu cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Nước trong huyết tương chiếm 93% thể tích toàn phần.

Máy xét nghiệm điện giải của hãng HTI được Phương Nam phân phối

>> Xem thêm: Máy xét nghiệm điện giải HTI E-LYTE PLUS ( 5 THÔNG SỐ)

1. Rối loạn Natri máu

Nồng độ Natri trong huyết thanh và máu toàn phần ở mức bình thường lần lượt dao động trong khoảng từ 3.7 – 5.1 mmol/L, 3.5 – 5 mmol/L. Ngược lại, nếu kết quả sai lệch khỏi khoảng này, nguy cơ cao người bệnh đang bị rối loạn Natri máu.

1.1 Tăng natri máu

Kết quả xét nghiệm Natri trong máu cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Mất nước do uống nước không đủ, tiêu chảy hoặc dùng thuốc lợi tiểu.

  • Rối loạn chức năng tuyến thượng thận.

  • Bệnh thận.

  • Đái tháo nhạt.

1.2 Giảm natri máu

Kết quả xét nghiệm Natri trong máu thấp hơn bình thường cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:

  • Xơ gan.

  • Suy tim.

  • Bệnh thận.

  • Bệnh lý liên quan đến não và phổi.

  • Ung thư.

  • Bệnh Addison.

  • Suy dinh dưỡng.

2. Rối loạn Kali máu

Kali là một trong những chất điện giải quan trọng nhất của cơ thể, tham gia hỗ trợ chức năng thận, tim, cơ bắp và hệ thần kinh. Nồng độ Kali ở mức bình thường trong huyết thanh và máu toàn phần lần lượt là 3.7 – 5.1 mmol/L, 3.5 – 5 mmol/L.

2.1 Tăng Kali máu

Nồng độ Kali trong huyết thanh được xác định là cao khi đạt mức 5.1 – 6 mmol/L, nếu vượt quá 6mmol/L sẽ cần can thiệp y tế ngay lập tức. Những người bị tăng Kali máu thường không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra, thậm chí là đe dọa đến tính mạng, bao gồm:

  • Tim đập nhanh.

  • Khó thở.

  • Tức ngực.

2.2 Giảm Kali máu

Giảm Kali máu xảy ra khi nồng độ Kali trong huyết thanh thấp hơn 3.6 mmol/L, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Huyết áp cao.

  • Nguy cơ sỏi thận.

  • Mức Canxi trong xương bị sụt giảm.

Một số triệu chứng có thể nhận biết tình trạng này như sau:

  • Táo bón.

  • Cơ thể mệt mỏi.

  • Yếu cơ.

Ngoài ra, nếu chỉ số điện giải đồ của Kali giảm xuống thấp hơn 2.5 mmol/L, đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được can thiệp y tế khẩn cấp:

  • Sản xuất nước tiểu nhiều hơn bình thường.

  • Không dung nạp đường.

  • Liệt cơ.

  • Rối loạn hô hấp.

  • Thay đổi nhịp tim.

3. Rối loạn Clo máu

Clo có thể được định lượng trong huyết thanh, huyết tương, dịch não tủy, nước tiểu, mồ hôi và đôi khi trong các dịch sinh học khác. Phương pháp hay sử dụng nhất hiện nay là phương pháp điện cực chọn lọc ion. 

Phương pháp điện cực chọn lọc ion được dùng trong phần lớn các máy hóa sinh tự động. Nguyên lí kỹ thuật cũng như các hạn chế của phương pháp này tương tự như với Na*, K+. Thành phần đặc trưng của phương pháp là điện cực bạc-clorua bạc hoặc sulfide bạc. Điện cực chọn lọc ion có thể sử dụng mẫu không pha loãng (trực tiếp) hoặc mẫu pha loãng (gián tiếp). 

Nồng độ Clo trong máu được xác định ở mức bình thường khi dao động từ 97 – 105 mmol/L. Nếu xét nghiệm điện giải đồ cho thấy kết quả sai lệch khỏi khoảng này, người bệnh có thể đang gặp một số vấn đề bệnh lý cần được điều trị sớm.

3.1 Tăng Clo máu

Nếu kết quả xét nghiệm điện giải đồ cho thấy nồng độ Clo máu cao hơn mức bình thường, người bệnh có nguy cơ đang mắc phải một số bệnh lý sau:

  • Bệnh thận

  • Nhiễm toan chuyển hóa (máu chứa quá nhiều axit, gây nôn mửa và mệt mỏi).

  • Nhiễm kiềm hô hấp.

  • Tiêu chảy.

3.2 Giảm Clo máu

Nồng độ Clo máu thấp hơn bình thường cũng có thể là nguy cơ cảnh báo các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng người bệnh không nên chủ quan, bao gồm:

  • Suy tim.

  • Bệnh phổi.

  • Bệnh Addison (nguyên nhân do tuyến thượng thận không sản xuất đủ một số loại hormone nhất định, gây suy nhược, mất nước, chóng mặt và giảm cân bất thường.

  • Nhiễm kiềm chuyển hóa, xuất hiện với triệu chứng co giật cơ, ngứa ran khắp các ngón tay và ngón chân.