Các xét nghiệm sau truyền máu
Các xét nghiệm trước truyền máu, nếu tiến hành đúng mức, giúp cho chúng ta chọn được túi máu phù hợp nhất cho người bệnh cần truyền máu, nghĩa là túi máu đó theo dự kiến sẽ mang lại hiệu quá cao nhất trong khi các nguy cơ gây tai biến được giảm tối đa.
Tuy nhiên việc truyền máu tới đó chưa phải chấm dứt, mà cần phải theo dõi về 2 phương diện:
- Hiệu quả của cuộc truyền máu.
- Phát hiện mọi tai biến có thể xảy ra và xác định nguyên nhân gây tai biến đó, chủ yếu là sốc tan máu, một trong những tai biến nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến sinh mạng bệnh nhân.
Các xét nghiệm sau truyền máu nhằm đáp ứng các mục tiêu trên.
Đánh giá hiệu quả mang lại do truyền máu
Cách đơn giản nhất là so sánh chỉ số Ht (Hematocrit) 24 giờ sau truyền máu với chỉ số Ht trước truyền máu và chỉ số Ht dự đoán sẽ tăng lên theo công thức sau:
Trong đó:
-
Ht2: hematocrit của bệnh nhân sau truyền máu
-
TTKHC/bn: thể tích khối hồng cấu bệnh nhân
-
TTKHC/đvm: thể tích khối hồng cầu các đơn vị máu truyền
-
TTMTP/bn: thể tích máu toàn phần bệnh nhân
-
TT/đvm: thể tích máu các đơn vị máu truyền
Có thể gặp các trường hợp sau:
-
Ht2 # Ht2’: cuộc truyền máu đạt hiệu quả cao
-
Ht1 < Ht2 < Ht2’: đạt hiệu quả trung bình
-
Ht2 = Ht1: không hiệu quả
Trong trường hợp Ht2 = Ht1, cần phải theo dõi và khảo sát thêm bằng các kỹ thuật miễn dịch học trinhg bày ở phần sau, vì có thể đây là dấu hiệu có sự xung đột miễn dịch làm hủy hồng cầu một cách đáng kể.
Khảo sát các phản ứng tan máu do truyền máu
Một phản ứng tan máu là dấu hiệu của sự hủy diệt hồng cầu tiếp sau truyền máu. Sự hủy diệt này có thể xảy ra trong lòng mạch hoặc trong tổ chức. Sự hủy diệt trong lòng mạch thường là do các kháng thể có khả năng gây tan máu trong ông nghiệm và do đó ta có sự giải phóng huyết sắc tố trong huyết tương. Trong khi đó các kháng thể không làm tan máu trong ống nghiệm thì thường gây tiêu hủy hồng cầu trong tổ chức thông qua hệ thống liên võng nội mô (RES: Reticulo endothelial system). Sự hủy hoại hồng cầu trong tổ chức đôi khi kèm theo hiện tượng tăng huyết sắc tố ở máu.
Sự theo dõi lâm sàng sau truyền máu rất cần thiết để nhận biết sơ khởi dấu hiệu của sự tan máu. Vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều khi có hiện tượng tan máu nhưng lại không có dấu hiệu lâm sàng. Do đó muốn chẩn đoán chính xác một phản ứng tan máu, cần phải tiến hành các xét nghiệm chuyên khoa. Tìm hiểu được nguyên nhân gây tan máu là một lợi ích rất lớn về nhiều phương diện: xem xét lại các kỹ thuật trước truyền máu đã được tiến hành đầy đủ và đúng mức chưa? (Giúp phương án điều trị sốc tan máu cho bệnh nhân được hiệu quả hơn, giúp tìm túi máu thật sự phù hợp cho bệnh nhân nếu bệnh nhân còn cần được truyền máu).
Trước khi trình bày các xét nghiệm khảo sát một phản ứng tan máu cần nói qua huyết sắc tố (Hb) được giải phóng vào huyết tương.
Haptoglobin kết hợp với Hb và globin, tạo thành những phức hợp HbHp. Globin-Hp được huy loại bỏ bởi hệ liên võng nội mô. Hemopexin và anbumin cũng có khả năng kết hợp với hem. the Phức hợp hem-hemopexin được thải qua gan còn methemalbumin thì được loại bỏ bởi hệ liên võng nội mô.
Khi tất cả khả năng thải bỏ Hb của huyết tương bị vượt qua thì phân tử Hb bị dime hóa và sẵn sàng đi vào thận để theo đường tiểu ra ngoài.
Các dấu hiệu của tan máu
Ngay sau khi có dấu hiêu lâm sàng nghi có tan máu, phải ngưng truyền máu ngay và lấy một mẫu máu của bệnh nhân để khảo sát.
1. Hemoglobin (Hb) huyết tương
-
Phát hiện Hb bằng mắt:
Rút một mẫu máu vào một ống nghiệm có chất chống đông. Trộn đều và đem quay ly tâm. Nếu huyết tương có màu vàng rơm không có hiện tượng tan máu, lượng Hb ≤ 3mg/100ml (bình thường). Nếu huyết tương có màu hồng nhạt, ta có hiện tượng tan máu với nồng độ Hb # 20mg/100ml. Khi huyết tương có màu đỏ đậm, lượng hemoglobin ở vào khoảng 100mg/100ml. Hiện tượng tan máu dữ dội hơn.
Phương pháp quan sát bằng mắt rất hạn chế chỉ vì phát hiện được sự tan máu khi lượng Hb > 20mg/100ml, trong khi lượng Hb bình thường ≤ 3mg/100ml.
-
Định lượng Hb huyết tương:
Có thể định lượng Hb huyết tương bằng phương pháp benzidin. Tuy nhiên do benzidin là một chất độc có thể gây ung thư nên phương pháp này ngày càng ít dùng.
Người ta có thể đo Hb huyết tương bằng phương pháp rất đơn giản: dùng quang phổ kế do mật độ quang học của huyết tương ở độ dà sóng 576nm. Với phương pháp này, người ta có thể đo được những lượng Hb thấp vào khoản 5mg/100ml.
2. Phát hiện methemalbumin huyết tương
Khi một lượng nhỏ Hb được phóng thích vào huyết tương và mẫu máu chỉ được khảo sát 12 giờ sau truyền máu, phần hem của Hb sẽ kết hợp với anbumin huyết tương tạo nên phức hợp methemalbumin. Methemalbumin bình thường không có mặt trong huyết tương. Như vậy nếu phát hiện được methemalbumin thì đó là dấu hiệu của sự tan máu.
3. Định lượng Haptoglobin (Hp) huyết tương
Haptoglobin có khả năng kết hợp với Hb theo tỉ lệ 100mg Hb cho 100ml huyết tương.
Như vậy khi lượng Hb được phóng thích vào tuần hoàn máu không quá khả năng kết hợp của Hp, lượng Hb lưu hành dưới hình thức kết hợp với Hp, tạo thành phức hợp HbHp làm cho lượng Hp tự do giảm sút rõ rệt.
Một sự giảm Hp huyết thanh dưới mức bình thường (Nam: 128,05 ± 36,27mg %; Nữ 127,14 ± 33,67mg % - Bửu Mật và Cs, 1983) là chỉ dẫn có hiện tượng tan máu. Vì có những người bình thường có những lượng Hp thấp, do đó việc định lượng Hp cần phải tiến hành trên cả 2 mẫu trước truyền máu và sau truyền máu thì mới có ý nghĩa.
Kỹ thuật định lượng Hp khá phức tạp; kỹ thuật điện di truyền gen thạch; cho hỗn hợp Hb và huyết thanh muốn định lượng Hp chảy qua một cột sephadex.
4. Phát hiện bilirubin huyết tương
Hb được phóng thích vào huyết tương, một phần được biến đổi thành bilirubin. Sự biến đổi này chỉ xảy ra sau một thời gian tối thiểu từ 3-6 giờ sau khi hồng cầu bị tiêu hủy. So sánh máu huyết tượng của các mẫu trước và sau truyền máu cũng tạm giúp phát hiện bilirubin bất thường. Việc định lượng bilirubin huyết thanh sẽ cho chúng ta dữ kiện để chẩn đoán chính xác hơn.
5. Phát hiện hemoglobin niệu
Khi có phản ứng tan máu trong lòng mạch và khi lượng Hb được phóng thích vào huyết tương vượt các khả năng kết hợp để loại bỏ của Hp, anbumin; một phần Hb sẽ bị dime hóa và theo đường tiểu ra ngoài. Nước tiểu do đó có màu đỏ hoặc nâu. Muốn xác định chính xác phải khảo sát bằng quang phổ kế.